Tin tức sự kiện

09 ĐẦU VIỆC MỖI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CẦN LÀM ĐỂ THỰC HIỆN CÔNG KHAI VÀ CUNG CẤP THÔNG TIN THEO YÊU CẦU

29/09/2021

news-events-home

Trong báo cáo tóm tắt “Đánh giá việc thực thi Luật Tiếp cận thông tin lần thứ 3, Nhóm nghiên cứu đã đưa ra khuyến nghị cho các cơ quan nhà nước nhằm thúc đẩy thực hiện luật này một cách nhanh chóng và hiệu quá. Trong số đó đặc biệt nhấn mạnh 09 đầu việc mà các cơ quan nhà nước cần làm.

  1. Ban hành và công bố công khai quy chế nội bộ về tổ chức cung cấp thông tin thuộc phạm vi trách nhiệm của mình, gồm các nội dung chính sau đây:
  • Xác định đầu mối cung cấp thông tin
  • Xác định quy trình chuyển giao thông tin của đơn vị tạo ra cho đơn vị đầu mối cung cấp thông tin; việc phân loại thông tin được cung cấp, cung cấp có điều kiện và không được cung cấp
  • Cập nhật thông tin được công khai, thông tin được cung cấp theo yêu cầu
  • Xác định trình tự, thủ tục xử lý yêu cầu cung cấp thông tin giữa đơn vị đầu mối với đơn vị phụ trách cơ sở dữ liệu thông tin và các đơn vị có liên quan
  1. Phân công và công khai đầu mối cung cấp thông tin gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax, địa chỉ thư điện tử của cơ quan nhà nước hoặc người làm đầu mối tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin.
  2. Bố trí cán bộ, công chức hướng dẫn, giải thích và giúp đỡ người không biết chữ, người khuyết tật, người gặp khó khăn khác trong việc điền phiếu, ký phiếu yêu cầu cung cấp thông tin; giúp điền phiếu yêu cầu cung cấp thông tin trường hợp người yêu cầu không thể viết phiếu yêu cầu.
  3. Lập chuyên mục tiếp cận thông tin trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan, trong đó, có cung cấp chức năng cơ bản để hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông cho việc tiếp cận thông tin đăng tải trên các cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử trong đó, có cung cấp chức năng cơ bản để hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông cho việc tiếp cận thông tin đăng tải trên các cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử.
  4. Lập, duy trì và cập nhật danh mục thông tin phải được công khai và thông tin công dân được tiếp cận có điều kiện.
  5. Trang bị phương tiện kỹ thuật, cơ sở vật chất cho việc cung cấp thông tin bao gồm bảo đảm quyền tiếp cận thông tin cho người khuyết tật.
  6. Thực hiện công khai thông tin và cung cấp thông tin theo yêu cầu.
  7. Giải quyết khiếu nại, khởi kiện, tố cáo trong việc tiếp cận thông tin.
  8. Mở sổ theo dõi và xây dựng báo cáo tình hình thực hiện quyền tiếp cận thông tin

Báo cáo tóm tắt được công bố trong buổi Toạ đàm trực tuyến “Chia sẻ kinh nghiệm thực thi Luật Tiếp cận thông tin”, diễn ra vào ngày 27/09/2021. Các bạn quan tâm có thể xem lại toàn cảnh buổi toạ đàm tại đây.

Chia sẻ