CEPEW

MỞ ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC ‘HATE-STOP: TRẠM NGƯNG THÙ GHÉT’

MỞ ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC ‘HATE-STOP: TRẠM NGƯNG THÙ GHÉT’
Bạn đã bao giờ cảm thấy bị miệt thị, tấn công, hay bị phân biệt đối xử bởi một lời nói hay một hành động nào đó, chỉ bởi vì bạn là nữ giới, là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, người châu Á, v.v.? Nếu câu trả lời là “Có”, rất có thể bạn đã từng là nạn nhân của biểu đạt thù ghét.
Bạn có thể bắt gặp những biểu đạt này núp dưới cái bóng của rất nhiều hình thái khác nhau, từ những giao tiếp hàng ngày tới những video giải trí, biển quảng cáo, thông tin tuyển dụng lao động, v.v. Cùng với sự phát triển của nền công nghệ hiện đại với các thiết bị thông minh, mạng internet, các kênh mạng xã hội đã kéo con người lại gần nhau hơn bao giờ hết bất kể sự khác biệt về địa lý, giới, tuổi tác v.v, sự thù ghét cũng lan tỏa nhanh chóng như virus và trong rất nhiều trường hợp có thể vượt khỏi phạm vi một quốc gia hay lãnh thổ.
Một khảo sát về biểu đạt thù ghét trên mạng được CEPEW thực hiện gần đây cho thấy biểu đạt thù ghét là một hiện tượng phổ biến tại Việt Nam và không ngừng gia tăng về độ nghiêm trọng:
– Có đến 27,3% số người tham gia khảo sát từng là ĐỐI TƯỢNG ĐÍCH của các biểu đạt thù ghét.
12% số người tham gia khảo sát tự nhận từng TẠO RA các biểu đạt thù ghét trong vòng 12 tháng qua.
Facebook là nơi nhìn thấy nhiều biểu đạt thù ghét online nhất với tỷ lệ 100% theo kết quả nghiên cứu, gấp đôi so với các nền tảng khác như Youtube và Tiktok.
Tác động của các loại biểu đạt dựa trên sự thù ghét này đối với các cá nhân và nhóm cộng đồng đã được nhiều nghiên cứu ghi nhận đó là sự suy sụp tâm lý, sự rút lui khỏi xã hội, trầm cảm, và ý định tử tự. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng không cần thiết phải cấm đoán tất cả các loại phát ngôn có ý định xúc phạm đến người khác.
Vậy, biểu đạt thù ghét là gì?
Biểu đạt thù ghét khác gì so với biểu đạt có tính xúc phạm, phỉ báng?
Đâu là ranh giới để hạn chế một biểu đạt?
Có những cách thức nào để kiểm soát biểu đạt thù ghét?
Nhằm mở rộng kiến thức và tạo môi trường cho các bạn có quan tâm cùng thảo luận, đào sâu thêm về các vấn đề xoay quanh Biểu đạt thù ghét, CEPEW tổ chức Khóa học “Hate-Stop: Trạm Ngưng thù ghét” với các thông tin chi tiết như sau:

1. Hate-Stop: Trạm Ngưng thù ghét – Hiểu để cảm thông

Khóa học sẽ giúp bạn:
– Hiểu rõ hơn về các hình thức biểu đạt, đặc biệt là biểu đạt thù ghét;
– Hiểu về nguyên nhân hình thành và sự lan truyền của các loại biểu đạt này;
– Hiểu hơn cơ sở về việc một biểu đạt nào là phù hợp và bị cấm đoán theo chuẩn mực quốc tế và Việt Nam;
– Hiểu về cách thức kiểm soát biểu đạt thù ghét của các bên liên quan và trau dồi kỹ năng ứng phó với biểu đạt thù ghét, đặc biệt là biểu đạt thù ghét trên không gian mạng;
– Trau dồi thêm kỹ năng thuyết trình, tranh biện, kỹ năng làm việc nhóm.

2. Ai là người nên tham gia Hate-Stop:

– Các cá nhân đang sinh sống, học tập và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam;
– Ham học hỏi, không ngại tìm tòi, khám phá, có khả năng tự học;
– Có mối quan tâm và tinh thần thảo luận về các vấn đề xã hội, đặc biệt là về các biểu đạt thù ghét và tác động của chúng đối với các con người, nhất là các nhóm yếu thế;
– Cam kết tham gia đầy đủ thời lượng khóa học.

3.  Thời gian & Địa điểm tổ chức:

Hate-Stop sẽ được tổ chức thành 2 khóa học (với cùng nội dung) như sau:
– Khóa 1: Tổ chức tại Hà Nội vào 8h30 – 17h ngày 15 – 16/7/2022 (dành cho các bạn có khả năng tham dự trực tiếp tại Hà Nội)
– Khóa 2: Tổ chức trực tuyến vào 19h30 – 21h30 các ngày 26 – 28 – 30/7/2022 (dành cho các bạn ở xa không có khả năng tham gia trực tiếp tại Hà Nội)

4. Học phí của khóa học:

Miễn phí (CEPEW hỗ trợ toàn bộ các chi phí liên quan đến giảng viên, địa điểm, học liệu, hoạt động chung trong khóa học)
Ngoài ra, với Khóa 1, CEPEW sẽ hỗ trợ một số lượng có hạn chi phí đi lại và lưu trú tại Hà Nội trong thời gian diễn ra khóa học cho các bạn học viên sinh sống tại các tỉnh, thành phố lân cận.

5. Quyền lợi khi tham gia khóa học:

– Học tập trong môi trường cởi mở, bình đẳng, tôn trọng sự đa dạng;
– Tham gia vào mạng lưới học viên rộng khắp cả nước của CEPEW;
– Được cấp chứng chỉ tham gia khóa học (theo nhu cầu)

6. Thông tin khác:

– Người dẫn dắt: Các chuyên gia có chuyên môn và kinh nghiệm liên quan đến nội dung khóa học
– CEPEW không hạn chế những người cần sử dụng ngôn ngữ ký hiệu để tham gia khóa học.
Cách thức đăng ký:
– Ứng viên điền thông tin tại biểu mẫu sau: https://forms.gle/3NyAoeUsF9TQgfXR8
– Hạn nộp đơn đăng ký: 07/7/2022 (23h59′)
– Thời gian thông báo kết quả dự kiến: 10/7/2022
Lưu ý:
– Chương trình chi tiết của Hate-Stop sẽ được gửi tới những bạn được lựa chọn tham gia khóa học.
– Học viên cần cam kết tham gia đầy đủ các buổi học.
CEPEW rất mong đợi cùng bạn “Stop hate with Hate-Stop” tại khóa học mùa hè này!
***
Thông tin liên hệ:
– SĐT: 024 3574 5999 (giờ hành chính)
– Hotline: 0912.206.793 (Ms. Trang)
– Email: info@cepew.org.vn
– Fanpage: https://www.facebook.com/Cepewvietnam
– Website: https://www.cepew.org.vn
Exit mobile version